Kiểm soát nồng độ cồn trong máu – chìa khóa giúp bạn uống rượu không say

Để đánh giá nồng độ cồn trong máu, người ta thường dùng chỉ số BAC (Blood Alcohol Concentration). Theo đó, muốn giữ cho cơ thể trong trạng thái an toàn, bạn cần duy trì chỉ số BAC<0,06. Các chuyên gia cho rằng ở mức độ này, bạn vừa có thể tận hưởng cảm giác vui vẻ do rượu bia mang lại, mà vẫn không bị ảnh hưởng tiêu cực do uống quá nhiều. 

Uong-bia-ruou-o-muc-do-vua-phai-se-khien-cuoc-vui-cua-ban-them-hao-hung.webp

Uống bia rượu ở mức độ vừa phải sẽ khiến cuộc vui của bạn thêm hào hứng

Muốn kiểm soát được chỉ số BAC ở ngưỡng an toàn, trước hết bạn cần phải biết những yếu tố sẽ tác động đến chỉ số này:

Giới tính: So với nam giới thì cơ thể phụ nữ thường có tốc độ chuyển hóa nhanh hơn khi uống bia rượu. Trên người phụ nữ có nhiều mô mỡ làm đẩy nhanh quá trình hấp thu các chất cồn. Do đó, khi uống cùng một lượng rượu như nhau thì chỉ số BAC ở nữ cũng sẽ tăng nhanh hơn nam. 

Phu-nu-uong-ruou-thuong-nhanh-say-hon-so-voi-nam-gioi.webp

Phụ nữ uống rượu thường nhanh say hơn so với nam giới

Trọng lượng cơ thể: Người mà trọng lượng cơ thể nhỏ hơn sẽ có nồng độ BAC cao hơn nếu uống cùng 1 lượng rượu như nhau.

Tình trạng dạ dày đói/no: Uống rượu khi bụng đói sẽ kích thích hệ tiêu hóa khiến cho việc hấp thụ diễn ra nhanh hơn, do đó bạn cũng dễ say hơn. 

Cơ địa và sức khỏe của mỗi người: Bạn thắc mắc rằng, tại sao có người uống rượu không say, có người lại rất dễ say? Việc bạn có “tửu lượng” cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào một loại enzyme giúp chuyển hóa rượu bia trong cơ thể. Do đó một số người nếu thiếu enzyme này sẽ khiến cho nồng độ cồn tích tụ cao trong máu, dễ dẫn đến các biểu hiện như đỏ mặt, nôn mửa. Người châu Á thường gặp những triệu chứng này hơn so với người phương Tây. 

Thói quen uống rượu bia: Ở Việt Nam, một số người dùng từ “luyện đô” để chỉ việc tập uống rượu, dần dần sẽ lâu say, uống được nhiều hơn. Thật ra, lập luận này cũng đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh. Cơ thể con người luôn có khả năng thích ứng rất nhanh. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên uống rượu bia thì cũng sẽ khó say hơn. 

Nguoi-thuong-xuyen-uong-ruou-bia-se-co-tuu-luong-cao-hon.webp

Người thường xuyên uống rượu bia sẽ có “tửu lượng” cao hơn

Tất nhiên, dù tửu lượng cao hay thấp thì tác động của bia rượu đối với sức khỏe là như nhau. Do đó, không ai khuyến khích bạn “luyện đô” bằng cách này vì sẽ rất có hại cho gan, dạ dày... 

>>>XEM THÊM: Bật mí cách chữa say rượu buồn nôn áp dụng ngay tại nhà

Mách bạn cách uống rượu không say

Làm sao để uống rượu không say? Bạn chỉ cần thực hiện một số lưu ý đơn giản sau đây sẽ giúp uống lâu say hơn, giảm lượng cồn hấp thụ.

Ăn lót dạ trước khi uống

Thức ăn sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ cồn, giảm nồng độ cồn trong máu. Nếu có một cuộc hẹn mà biết chắc sẽ phải uống rượu, bạn nên ăn nhẹ lót dạ trước khi đến. Điều này không những khiến bạn lâu say mà còn giúp hạn chế tình trạng nôn nao khó chịu, ợ chua, buồn nôn... 

Ăn gì uống rượu không say? Các chuyên gia thường khuyên bạn nên ăn nhiều chất béo, chất xơ không hòa tan hoặc protein trước khi uống. Ví dụ một số món như: Bánh mì nướng, các loại hạt, đậu, pizza, sữa, bơ, măng tây, pho mát, dầu olive...

Không nên uống quá nhanh, thay vào đó hãy nhâm nhi

Khi uống rượu, cơ thể bạn sẽ mất khoảng một giờ để chuyển hóa cồn. Nếu bạn uống quá nhanh sẽ khiến cơ thể không có đủ thời gian để xử lý. Điều này làm cho lượng cồn tích tụ trong máu tăng cao. 

Nham-nhi-do-uong-mot-cach-cham-rai-giup-ban-lau-say-hon.webp

Nhâm nhi đồ uống một cách chậm rãi giúp bạn lâu say hơn

Nhấm nháp đồ uống chậm rãi chính là một trong những mẹo uống rượu không say. Thay vì “tu” liên tục, bạn hãy nhâm nhi từng chút một. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng thêm đá để làm loãng rượu và giảm lượng cồn nạp vào cơ thể. 

Xen kẽ với các loại đồ uống không cồn

Bí quyết uống rượu không say là bạn nên chuẩn bị thêm cho mình một ly nước lọc hoặc đồ uống không có cồn. Uống xen kẽ rượu và nước lọc giúp bạn làm loãng và giảm lượng rượu. Nhờ đó mà nồng độ cồn trong cơ thể cũng được giữ ở mức thấp hơn. 

Thay đổi hình dạng ly

Nghe có vẻ khó tin nhưng gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy, những người uống rượu bằng các ly dạng thẳng sẽ uống chậm hơn đến 60% so với ly có dáng cong. 

Ngoài ra, khi sử dụng những ly ngắn, rộng người ta thường có xu hướng rót rượu nhiều hơn 20-30% so với ly hẹp, cao. Do đó, một trong những cách uống rượu không say chính là chọn chiếc ly nhỏ dáng cao. 

doi-khi-hinh-dang-ly-cung-anh-huong-den-so-luong-ruou-ma-ban-uong-.webp

Đôi khi hình dạng ly cũng ảnh hưởng đến số lượng rượu mà bạn uống

Không nên uống “shot”

Uống “shot” được xem là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số BAC tăng cực nhanh. Người uống thường dùng những ly rượu nhỏ nhưng có nồng độ cồn cao (thường trên 40%) và uống với tốc độ nhanh. Điều này mang lại cảm giác hứng khởi, vui vẻ. Tuy nhiên, nếu không muốn nhanh chóng bị say, bạn nên từ chối tham gia kiểu uống này. 

Cách để giải rượu nhanh chóng sau khi uống

Nếu chẳng may đã uống say thì bạn cần biết cách để giải rượu nhanh chóng, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu. 

Trước hết, người say cần nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động. Bạn nên cố gắng uống thêm nước lọc theo từng ngụm nhỏ. Điều này sẽ có tác dụng làm loãng lượng cồn trong máu, bù đắp nước cho cơ thể giúp bạn đỡ say hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha mật ong với gừng để uống. Gừng nóng giúp máu lưu thông tốt hơn, trong khi mật ong giúp cơ thể hấp thụ nhanh và giải rượu. 

Nuoc-loc-giup-lam-loang-ruou-va-giam-nong-do-con-trong-mau.webp

Nước lọc giúp làm loãng rượu và giảm nồng độ cồn trong máu

Có một bí quyết giải rượu khác rất hiệu quả đó là sử dụng bột sắn dây. Cả lá sắn dây và củ đều có tác dụng rất tốt trong việc trung hòa axit, làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Các chất soybean flavone và isoflavone có trong sắn dây hỗ trợ giải nhiệt, thải độc gan hiệu quả. Bạn chỉ cần pha một ít bột sắn dây với đường và chanh sẽ giúp người say rượu nhanh tỉnh táo hơn. 

Về phần thức ăn, sau khi uống rượu, bạn chỉ nên ăn những món nhẹ nhàng, ít gia vị dầu mỡ như: Cháo trắng, ngũ cốc, bánh mì,… Tinh bột và vitamin B có trong những thức ăn này sẽ giúp hấp thu cồn trong rượu, làm giảm cảm giác nôn nao. 

Bên cạnh những cách trên, ngày nay người ta ưa chuộng sử dụng sản phẩm có chứa natri succinat là thành phần chính kết hợp với một số dược liệu như cà gai leo, lá sắn dây, vitamin C, vitamin B6… để làm giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn sau khi uống nhiều rượu bia. Natri succinat là thành phần giúp bảo vệ gan trước tác động của rượu bia rất hiệu quả. Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí J Physiol Pharmacol năm 2014 của các trường đại học Sungkyunkwan, Kyungsung, Chung-Ang… đã kết luận: “Dẫn xuất của natri succinat có thể được sử dụng như một phương thuốc để cải thiện tình trạng rối loạn chức năng gan do rượu ở mô hình động vật bị tăng lipid máu do rượu”. 

San-day-co-tac-dung-rat-tot-trong-viec-giai-ruou-thai-doc-gan.webp

Sắn dây có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu, thải độc gan

>>>XEM THÊM: Công thức làm trà giải rượu đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Trên đây là gợi ý một số cách uống rượu không say. Điểm mấu chốt để giữ cho bản thân luôn tỉnh táo chính là bạn cần phải giảm tối đa số lượng cũng như tần suất uống rượu. Uống nhiều bia rượu sẽ tác động không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là gan. Do đó bạn có thể trữ sẵn trong nhà một số loại sản phẩm giải rượu nguồn gốc từ thiên nhiên để dùng khi cần thiết. 

Nếu vẫn còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/alcohol/how-to-not-get-drunk

https://www.healthdirect.gov.au/top-7-tips-for-safe-drinking

https://super.stanford.edu/alcohol-drug-info/buzz-buzz/factors-affect-how-alcohol-absorbed