Rượu, bia là thức uống quen thuộc được nhiều người sử dụng. Nhưng cách uống rượu, bia không hại sức khỏe thì không phải ai cũng nắm được. Để tránh những tác hại mà rượu, bia gây ra với cơ thể, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý khi đi uống. Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Sự tàn phá của rượu, bia khi di chuyển trong cơ thể

Rượu, bia di chuyển từ miệng đến dạ dày, xuống ruột một phần rồi nhanh chóng được hấp thu vào hệ tuần hoàn, tới các cơ quan như não, thận, phổi và gan. Cùng với quá trình di chuyển đó, trong cơ thể, rượu sẽ được chuyển hóa nhanh chóng thành acetaldehyde, sau đó về dạng không độc và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu như lượng rượu vào trong cơ thể vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, hàm lượng acetaldehyde sẽ tăng lên nhanh trong máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể:

- Tại miệng: Rượu gây kích ứng niêm mạc miệng, nồng độ cồn cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng.

- Dạ dày: Các phân tử rượu được hấp thu trực tiếp tại dạ dày mà không cần tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu dạ dày trống rỗng, tốc độ di chuyển vào máu của rượu sẽ nhanh hơn. Khi dạ dày có nhiều thức ăn, đặc biệt là protein, tốc độ hấp thu sẽ chậm lại nhưng không ngừng hoàn toàn. Nồng độ cồn cao sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và dẫn đến phản xạ nôn. Những người thường xuyên uống rượu có thể sẽ bị viêm loét, thậm chí là xuất huyết dạ dày. Thông thường, sẽ có 20% rượu được hấp thu ở dạ dày, 80% còn lại sẽ được hấp thu tại ruột non.

nhung-nguoi-thuong-xuyen-uong-ruou-co-the-se-bi-viem-loet-tham-chi-la-xuat-huyet-da-day.jpg

Những người thường xuyên uống rượu có thể sẽ bị viêm loét, thậm chí là xuất huyết dạ dày

- Hệ tuần hoàn: Rượu theo máu di chuyển đến khắp cơ thể. Dưới tác động của cồn, các mạch máu giãn nở khiến lưu lượng máu lớn hơn di chuyển đến bề mặt da. Tuy nhiên, phản ứng này là tạm thời, ngay sau đó, cơ thể sẽ bị mất nhiệt và hạ huyết áp.

- Não bộ: Khi đi vào não, rượu ức chế hoạt động của cơ quan thần kinh trung ương này, làm suy giảm khả năng kiểm soát các hành vi và chức năng của cơ thể. Nồng độ cồn trong máu càng cao thì mức độ ảnh hưởng càng lớn. 

- Thận: Rượu kích thích làm tăng sự hình thành nước tiểu, gây mất nước và khát.

- Gan: Rượu được bài tiết một phần qua phổi, thận và da. Nhưng phần lớn (90 - 95%) sẽ được đưa đến gan để xử lý. Một lá gan khỏe mạnh có thể chuyển hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày. Nhưng khi lượng rượu vượt quá ngưỡng này, hàm lượng acetaldehyde sẽ tăng lên, hoạt động như một chất oxy hóa mạnh, phá hủy cấu trúc và chức năng của han. Lâu dần, các mô gan sẽ bị phá hủy, lưu lượng máu đến gan suy giảm, chức năng gan không được đảm bảo.

Với những tác hại kể trên mà rượu mang lại, người uống cần nắm được những lưu ý để hạn chế tác hại của rượu, bia tới sức khỏe.

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Rượu tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Cách uống rượu, bia không hại sức khỏe

Một công trình khoa học nghiên cứu toàn diện đã tìm thấy ngưỡng an toàn đối với rượu là 0. Như vậy, nếu muốn bảo vệ sức khỏe thì việc sử dụng rượu, bia là không nên. Nhưng một số trường hợp không tránh khỏi thì bạn vẫn nên nắm được cách uống rượu, bia không hại sức khỏe như sau:

Liều lượng khi uống

Lượng bia, rượu bạn nên uống sẽ phụ thuộc vào nồng độ cồn của chế phẩm đó. Bạn nên áp dụng tính lượng rượu mình nên uống theo công thức sau

Số đơn vị cồn/ngày = Dung tích (ml) x nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi).

Khi uống cần giới hạn: Đối với nam: ≤ 02 đơn vị cồn/ngày; Nữ: ≤ 01 đơn vị cồn/ngày. 

Tốc độ uống

Để tránh hiện tượng kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, bạn nên uống từ từ, chậm rãi. Việc uống rượu chậm cũng tạo điều kiện cho gan có đủ thời gian để kịp oxy hóa rượu, giảm nồng độ acetaldehyde trong máu. Từ đó, giảm độc tính và nguy cơ say.

Ăn uống kèm theo

- Trước khi sử dụng rượu, bạn nên uống nước lọc, nước hoa quả, súp hay nước canh, đặc biệt là rau xanh để pha loãng nồng độ cồn, từ đó giảm kích ứng dạ dày. 

- Bổ sung thêm đồ ăn có nhiều protein để giảm nồng độ cồn trong máu. Không nên uống rượu lúc đói để hạn chế sự hấp thu rượu.

- Không nên uống rượu với đồ uống có ga bởi thành phần cacbonat sẽ làm tăng tốc độ hấp thu rượu vào trong máu.

- Không nên uống rượu với cà phê: Nhiều người cho rằng, rượu có tác dụng ức chế thần kinh thì nên sử dụng cà phê – chất kích thích thần kinh để nhanh chóng lấy lại tỉnh táo. Tuy nhiên, hiệu quả thường không đạt được mà ngược lại, sự kết hợp này sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố. Bên cạnh đó, cả rượu và cà phê đều có tác dụng lợi tiểu nên sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh chóng hơn.

khong-nen-uong-ca-phe-cung-ruou.jpg

Không nên uống cà phê cùng rượu

Không dùng kèm với aspirin

Rượu và aspirin đều gây có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Khi sử dụng 2 loại này với nhau có thể làm tăng tác dụng phụ và gây xuất huyết niêm mạc dạ dày. Đồng thời, aspirin cũng làm tăng tốc độ hấp thu rượu vào máu. Do đó, những người đang có chỉ định sử dụng aspirin (đau đầu, có nguy cơ đột quỵ,...) thì nên tránh uống rượu.

Trên đây là những lưu ý giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân trước sự tàn phá của rượu. Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với đồ uống có cồn, bạn nên áp dụng ngay những lưu ý này. Bên cạnh đó, hiện nay, để giảm tác dụng tiêu cực của rượu, bia tới cơ thể, nhiều người còn sử dụng thêm sản phẩm giải rượu có nguồn gốc từ thiên nhiên.

>>> Xem thêm: Đái dầm khi say rượu làm sao để cải thiện?

Bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác động của bia, rượu

Rượu, bia mang lại những tác động tiêu cực đến đời sống và sức khỏe của người uống. Đặc biệt ở những người thiếu men ALDH2, thường xuyên bị đỏ mặt thì việc nhanh chóng đào thải rượu ra khỏi cơ thể và bảo vệ các cơ quan, bộ phận khác là rất cần thiết. Ngày nay, xu hướng dử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ, bảo vệ cơ thể khỏi những tác động của bia, rượu. Hiệu quả đạt được bởi sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các thành phần theo 3 cơ chế. Cụ thể:

Tăng cường chuyển hóa và giảm nhanh nồng độ rượu trong máu nhờ: Natri succinate, cao lá sắn dây, cao cà gai leo, taurine. Những thành phần kể trên đều đem lại hiệu quả tăng cường chuyển hóa rượu về dạng không độc để đào thải ra ngoài. Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả vượt trội của từng thành phần trong việc giảm nhanh nồng độ rượu.

La-san-day-giup-tang-cuong-chuyen-hoa-ruou-trong-co-the.jpg

Lá sắn dây giúp tăng cường chuyển hóa rượu trong cơ thể

Giải độc, tăng cường chức năng gan, loại bỏ gốc tự do do rượu gây ra nhờ: Cao lá sắn dây, cao cà gai leo, vitamin C giúp bảo vệ các tế bào gan tránh khỏi những tổn thương mà bia, rượu gây ra. Từ đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan do sử dụng rượu. Bên cạnh đó, các thành phần này còn ngăn trung hòa gốc tự do, đảm bảo tính toàn vẹn của màng tế bào, chống viêm gan, xơ gan,... và nhiều bệnh lý tại cơ quan khác.

Ca-gai-leo-giup-bao-ve-te-bao-gan-hieu-qua.jpg

Cà gai leo giúp bảo vệ tế bào gan hiệu quả

Giảm nhanh các triệu chứng khi uống rượu nhờ: Natri succinate, vitamin B6, acid citric, cao lá sắn dây. Natri succinate và acid citric đều là mắt xích quan trọng trong chu trình krebs tạo năng lượng. Do đó, bổ sung 2 chất này sẽ giúp các tế bào trong cơ thể nhanh chóng lấy lại năng lượng và thoát khỏi sự ức chế của rượu. Ngoài ra, thành phần vitamin B6 có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, giảm cảm giác nôn nao, khó chịu khi uống rượu. Đây cũng là chất đem lại hiệu quả làm dịu các phản ứng oxy hóa. Bên cạnh đó, cao lá sắn dây trong Tửu Khiết Vương còn giúp bảo vệ tim mạch, hệ thống thần kinh, chống oxy hóa và giảm viêm.

Bằng sự phối hợp của các thành phần trên, Tửu Khiết Vương giúp giải rượu trên những người thiếu men ALDH2. Uống rượu bị đỏ mặt là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Do đó, hạn chế uống rượu là rất cần thiết. Đừng quên sử dụng đều đặn Tửu Khiết Vương để nhanh giải rượu và bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nhé!

Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến uống rượu bị đỏ mặt bạn đọc hãy để lại bình luận để được giải đáp.