Tác hại của rượu bia không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bia rượu là nguyên nhân gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là các bệnh về gan, dạ dày. Những tác động tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng nhất thời mà còn để lại hậu quả kéo dài về sau. 

Vì sao uống nhiều rượu bia có thể gây độc cho cơ thể?

Khi rượu bia vào cơ thể sẽ được hấp thụ vào máu và đi tới các cơ quan trong cơ thể. Rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde rổi chuyển hóa một lần nữa thành acetate. Trong đó, acetaldehyde là một chất gây độc cơ thể và ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan.

Do đó, nếu uống rượu bia quá liều lượng, cơ thể sẽ không kịp thời tiết enzyme phân giải acetaldehyde, gây nên tình trạng tích lũy acetaldehyde. Chất độc này sẽ tác động lên các cơ quan như não, dạ dày, hệ tuần hoàn và đặc biệt là gan.

Rượu bia gây nhiều tác hại xấu đến sức khỏe con người 

Rượu bia gây nhiều tác hại xấu đến sức khỏe con người 

10 tác hại của rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ngoài gây ra cảm giác chếnh choáng, buồn nôn khi uống, rượu bia còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dùng. Rượu bia tác động đến hầu hết các hệ thống sinh học như: Hệ tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, thần kinh,…

Tác hại đến gan, gây xơ gan

Gan là bộ phận chịu tác động nhiều nhất của rượu bia. Thống kê cho thấy, 90% đến 95% lượng rượu được gan chuyển hóa. Khi rượu được hấp thụ vào cơ thể và chuyển hóa thành acetaldehyde, gan sẽ tiếp tục chuyển hóa chất độc này thành acetate nhờ enzyme ALDH và glutathione. Acetate được chuyển hóa một lần nữa thành năng lượng và CO2.

Có thể thấy, nếu uống quá nhiều rượu bia thì gan phải hoạt động liên tục để điều hòa enzyme và phân giải chất độc. Việc hoạt động quá mức làm ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào gan và khiến suy giảm chức năng gan. Từ đó gây những bệnh như xơ gan, viêm gan,…

Tác hại của rượu bia ảnh hưởng xấu đến gan

Tác hại của rượu bia ảnh hưởng xấu đến gan

Tác hại của rượu bia đến đến não bộ và hệ thần kinh

Não là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng thứ hai sau gan. Khi uống rượu, người uống thường sẽ có cảm giác hưng phấn ban đầu, sau đó dần dần mất kiểm soát. Ngay cả khi tỉnh rượu, cơ thể vẫn còn cảm giác nhức đầu, chếnh choáng và mất tập trung.

Uống rượu bia lâu dài còn làm giảm khả năng giao tiếp giữa các tế bào não. Từ đây gây nên một số triệu chứng như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng phán quyết, thậm chí có thể gây tai biến.

Tác động tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa

Khi uống rượu, cồn sẽ được hấp thụ tại dạ dày khoảng 20% và 80% còn lại sẽ được hấp thụ ở ruột non rồi đi vào máu. Khác với thức ăn, rượu sẽ được dạ dày hấp thụ  trực tiếp. Vì thế, nếu uống rượu khi bụng rỗng thì cồn được hấp thụ  nhanh hơn so với khi đã lót dạ một ít thức ăn trước đó.

Tuy nhiên, dù có hay không có thức ăn, rượu vẫn sẽ gây kích thích dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Do đó, khi uống bia rượu, người dùng thường có cảm giác khó tiêu, buồn nôn.

Không chỉ riêng dạ dày mà khoang miệng cũng bị ảnh hưởng bởi rượu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng và vòm họng.

Gây nhiều biến chứng về tim mạch

Rượu sau khi vào cơ thể sẽ đi theo các mạch máu khiến người uống có cảm giác ấm lên. Tuy nhiên, một thời gian sau khi uống, cơ thể người say rượu sẽ dễ bị mất nhiệt, giảm lưu lượng máu đột ngột, gây hạ huyết áp.

Uống rượu bia lâu dài là nguyên nhân gây nên một số bệnh như xơ vữa mạch máu, tim mạch, đột quỵ não,…

Người lớn tuổi mắc chứng nghiện rượu dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch 

Người lớn tuổi mắc chứng nghiện rượu dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch 

Giảm khả năng miễn dịch cơ thể

Trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay, hệ thống miễn dịch là “lá chắn” cần thiết của con người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rượu bia có thể gây tác động xấu đến hệ thống miễn dịch. Việc dùng quá nhiều bia rượu cũng là nguyên nhân làm suy giảm tế bào bạch cầu. Từ đây, cơ thể dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, lao, viêm phổi…

Tác hại của rượu bia đến thận

Uống rượu cũng giống như nạp một lượng nước vào cơ thể. Vì thế, khi uống rượu, bên cạnh gan thì thận là bộ phận phải làm việc liên tục để đào thải chất độc. Việc bài tiết quá mức sẽ làm giảm chức năng và gây ứ nước ở thận.

Làm tăng nguy cơ loãng xương

Theo các chuyên gia, cồn có thể làm giảm lượng canxi trong cơ thể. Đối với người lớn tuổi, thiếu hụt canxi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến loãng xương. 

Đối với độ tuổi thanh thiếu niên, rượu sẽ cản trở đến việc sản xuất các hoocmon tăng trưởng và làm giảm quá trình hình thành tế bào xương. Ngoài làm chậm phát triển, thấp bé, ở độ tuổi phát triển nếu dùng nhiều bia rượu sẽ khiến xương dễ gãy, khó lành và khiến tăng nguy cơ loãng xương về sau này. 

Tác hại của rượu bia đến khả năng sinh sản

Đối với phụ nữ mang thai, việc cấm sử dụng bia rượu gần như là tuyệt đối. Tác hại của rượu bia không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển sau này của trẻ. Mẹ bầu lạm dụng rượu bia trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến trí não, sự phát triển về thể chất của trẻ.

Không chỉ đối với phụ nữ mang thai, rượu bia còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam và nữ. Hấp thụ nhiều cồn làm giảm chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai.

Với nữ giới, lạm dụng rượu bia gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, suy yếu chức năng rụng trứng, tăng nguy cơ sinh non,…

Rượu gây các tác động xấu đến sự hình thành và phát triển của thai nhi

Rượu gây các tác động xấu đến sự hình thành và phát triển của thai nhi

Thúc đẩy nhanh lão hóa da

Bên cạnh những tác hại đến sức khỏe, rượu bia còn ảnh hưởng đến làn da và ngoại hình, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa. Uống rượu khiến cơ thể bài tiết liên tục, từ đó gây nên tình trạng mất nước.

Mất nước tác động khá nhiều đến làn da và tóc. Do đó, nếu lạm dụng bia rượu, bạn có thể bị khô da, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống, tóc khô xơ và dễ gãy rụng,…. Ngoài ra, cồn còn làm thiếu hụt vitamin trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến độ đàn hồi và khả năng hồi phục của da.

Tăng nguy cơ ung thư

Tuy chưa có chứng minh cho thấy rượu bia là nguyên nhân gây ung thư nhưng nhiều thống kê chỉ ra rằng, những người nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn mức bình thường.

Những bệnh ung thư có thể liên quan đến rượu bia như: Ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư đại tràng,…

Một trong những nguyên nhân gián tiếp gây bệnh ung thư chính là rượu 

Một trong những nguyên nhân gián tiếp gây bệnh ung thư chính là rượu 

Nên làm gì để giảm tác hại của rượu bia?

Hầu hết mọi người đều biết các tại hại của rượu bia đến sức khỏe con người là không nhỏ. Tuy nhiên, trong giao thiệp công việc thường ngày, những bữa tiệc giao lưu là điều khó lòng tránh khỏi. Vậy chúng ta có thể làm gì để giảm tác hại của rượu bia? Để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, bạn có thể tham khảo một số mẹo như sau:

  • Uống rượu bia trong liều lượng cho phép: Đối với nam, mỗi ngày không nên uống quá 2 đơn vị cồn và 1 đơn vị cồn đối với nữ. Trong đó, 1 đơn vị ước tính khoảng 250ml bia (5%) hoặc 100ml rượu vang (13,5%) và 30ml rượu mạnh (40%). 
  • Ăn trước khi uống: Nên ăn thực phẩm nhiều protein trước khi nhập tiệc như: Thịt gà, trứng và các loại thịt khác hoặc ăn đồ ăn có dầu mỡ. Dầu mỡ có trong thức ăn như một lớp bảo vệ, giúp cơ thể hấp thu cồn chậm hơn.
  • Uống nhiều nước: Trong quá trình tham gia các cuộc nhậu, nếu có điều kiện, bạn hãy uống nhiều nước nhất có thể. Sau bữa tiệc, hãy cố gắng nạp vào cơ thể 0,5 lít nước trước khi ngủ.
  • Cung cấp các loại vitamin C, B6 cho cơ thể: Vitamin C sẽ giúp cơ thể bổ sung năng lượng. Vitamin B6 giúp cơ thể tổng hợp aminobutiric và hemoglobin. Đây là 2 “lá chắn” của não bộ khỏi các tác hại của rượu bia.
  • Dùng chanh để giải rượu: Trong chanh chứa nhiều acid citric có thể làm trung hòa lượng cồn trong cơ thể. Vì thế, chanh được coi là cách giải say hiệu quả.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống say rượu, thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ giải rượu, giải độc gan để bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại của rượu bia. Bạn nên cân nhắc các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như lá sắn dây, cà gai leo,... Đồng thời, sản phẩm cũng có mặt các thành phần khác như: Natri succinat hexahydrat, vitamin C, B6, acid citric, … Đây là các hoạt chất đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ giải rượu và giảm tác hại từ rượu. Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí J Physiol Pharmacol năm 2014 của các trường đại học Sungkyunkwan, Kyungsung, Chung-Ang… đã kết luận “Dẫn xuất của natri succinat có thể được sử dụng như một phương thuốc để cải thiện tình trạng rối loạn chức năng gan do rượu ở mô hình động vật bị tăng lipid máu do rượu”.

 Một số các biện pháp hữu ích giúp giảm các tác hại của rượu bia

Một số các biện pháp hữu ích giúp giảm các tác hại của rượu bia

Trên đây là tất cả những thông tin về tác hại của rượu bia mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc, đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận ở phía dưới để chuyên gia có thể liên hệ và tư vấn sớm nhất nhé!