Từ xưa đến nay, rượu là thức uống không thể thiếu được trong mỗi buổi tiệc. Tuy nhiên, uống rượu ảnh hưởng đến thần kinh, gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy cụ thể, uống rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh như thế nào? Cách giải rượu an toàn, hiệu quả là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Uống rượu ảnh hưởng đến thần kinh như thế nào?

Theo chuyên gia, rượu vào cơ thể, nếu vượt quá mức cho phép dù chỉ rất ít cũng sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và tâm thần. Cồn trong rượu tác động rất lớn đến bộ não, ngay cả khi chỉ cần uống một lượng với nồng độ khoảng 0,25% trong máu, tương đương với 100ml rượu vang. Rượu cản trở các con đường giao tiếp trong não. Về lâu dài, uống quá nhiều rượu có thể làm tổn thương, thu nhỏ hoặc giết chết các tế bào não. Điều này có thể thay đổi cách thức hoạt động của não bộ. Cụ thể, uống rượu ảnh hưởng đến thần kinh như sau: 

- Làm giảm mức serotonin trong não, có thể dẫn đến trầm cảm.

- Ngăn chặn tế bào não mới phát triển.

- Phá hỏng các tế bào thần kinh và mạch máu trong não.

- Tổn thương não liên quan đến rượu.

- Thường xuyên uống nhiều rượu có thể gây ra những thay đổi lâu dài hoặc vĩnh viễn đối với não.

Uống rượu ảnh hưởng đến thần kinh biểu hiện bằng một số triệu chứng như:

- Trí nhớ kém.

- Khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới.

- Giảm khả năng phối hợp.

- Thay đổi tính cách.

- Khó tập trung.

Không chỉ vậy, uống rượu quá nhiều còn là nguyên nhân gây một số bệnh như:

- Bệnh Wernicke-Korsakoff (WKS) - căn bệnh thường gặp ở những người nghiện rượu. WKS gây tổn thương não bộ do sự thiếu hụt vitamin B1. Hội chứng này được phân thành 2 dạng là bệnh não Wernicke và rối loạn tâm thần Korsakoff. Bệnh não Wernicke gây ra các triệu chứng như: Lú lẫn, giảm phối hợp vận động các cơ, liệt mặt,... Rối loạn tâm thần Korsakoff là một hội chứng mạn tính (tiến triển từ bệnh não Wernicke nếu không được điều trị) thường gây mất trí nhớ, hay quên, giảm phối hợp vận động, đi lại khó khăn.

- Bệnh thoái hóa tiểu não: Tiểu não là một phần của não bộ kiểm soát chức năng phối hợp vận động và giữ thăng bằng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đi không vững, run rẩy, chuyển động giật của cánh tay và chân, rung giật nhãn cầu,…

>>> Xem thêm: Các cách giải rượu tốt nhất bạn không nên bỏ qua

Cách giải rượu an toàn, hiệu quả là gì?

Hiện nay, có rất nhiều cách giải rượu. Dưới đây là một số biện pháp dân gian hay được sử dụng:

Nước chanh

Chanh là loại quả chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp giảm cơn say và làm cơ thể tỉnh táo trở lại. 

Cách pha nước chanh không đường giúp giải rượu: Vắt nước chanh, thêm vài lát gừng vào cốc nước ấm, có thể cho một chút muối hoặc mật ong để dễ uống.

Gừng tươi

Gừng là gia vị quen thuộc được dùng rất nhiều trong các món ăn. Không chỉ vậy, gừng còn được sử dụng như một vị thuốc giúp giảm đau bụng, chống say xe, giữ tinh thần thoải mái. Uống nước gừng là cách giải rượu dân gian khá hiệu quả, bởi nguyên liệu này có tính ấm nóng, giúp mạch máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó giải hóa nhanh chất cồn trong cơ thể.

Cách sử dụng: Chuẩn bị một củ gừng tươi sau đó thái lát mỏng và đun sôi khoảng 10 phút là có thể uống.

Nước dừa tươi

Nước dừa không chỉ giúp giải khát mà còn cung cấp các chất điện giải cho cơ thể. Thậm chí, nước dừa còn giúp làm giảm nồng độ cồn trong rượu nên nhiều nơi còn trộn rượu với nước dừa để dễ uống hơn.

Lưu ý: Giải rượu bằng biện pháp dân gian đều sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên nên an toàn, không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, các cách trên chỉ giúp giảm bớt một vài triệu chứng khó chịu do say rượu gây ra chứ không tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây say rượu (sự tích tụ chất acetaldehyde được chuyển hóa từ cồn trong rượu), vì vậy, không thể làm giảm bớt các tác hại của việc uống nhiều rượu tới sức khỏe.

>>> Xem thêm: Những cách giải rượu hiệu quả bạn không thể bỏ lỡ