Từ xa xưa, rượu đã là loại đồ uống được ưa chuộng. Ở bất kỳ tầng lớp, giai cấp nào, từ anh nông dân đến thi sĩ hay người kinh doanh buôn bán thì rượu vẫn được sử dụng trong các bữa cơm, buổi tiệc hay sự kiện trọng đại. Tuy nhiên, uống quá nhiều dẫn đến say rượu có thể “quật ngã” nhiều người. Bí quyết giải rượu, tránh những cơn đau đầu, nôn nao, chóng mặt là điều ai nấy đều quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết rõ hơn về loại đồ uống lâu năm này nhé!
Rượu là gì?
Rượu là một loại đồ uống chứa cồn, có khả năng gây nghiện, ức chế hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Dựa vào thành phần chính là etanol mà rượu được phân loại nặng, nhẹ khác nhau. Chúng được sản xuất bằng cách lên men ngũ cốc, trái cây hoặc các nguồn đường khác trong tự nhiên. Có thể nói, đây là chất kích thích duy nhất trên thế giới được bày bán công khai và rộng rãi. Các nghiên cứu khảo cổ học đã cho thấy, rượu tồn tại sớm nhất vào thời kỳ đồ đá mới (khoảng 10000 năm trước công nguyên). Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng rượu, thậm chí, đồ uống này còn được dùng như một chất dẫn trong nhiều bài thuốc dân gian.
Rượu là gì?
Tại sao uống rượu lại say?
Sau khi đi qua dạ dày, rượu sẽ được hấp thu nhanh chóng ở ruột. Bình thường, gan có vai trò chuyển hóa rượu. Tuy nhiên, khi nồng độ rượu trong máu quá cao, gan không thể chuyển hóa kịp. Do đó, rượu sẽ di chuyển vào các cơ quan khác trong cơ thể. Hệ thần kinh là tổ chức chịu tác động nặng nề nhất khi uống rượu. Nồng độ cồn cao sẽ ức chế các tế bào thần kinh, gây nên hiện tượng say với những triệu chứng như: Đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,… Lúc này, người uống sẽ rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê và có thể lịm đi nhanh chóng.
Tại sao uống rượu lại say?
>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Rượu tồn tại trong cơ thể bao lâu?
Rượu chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?
Khi đi vào cơ thể, rượu sẽ được hấp thu qua hệ tiêu hóa, phần lớn tại tá tràng và đoạn hỗng tràng của ruột non. Rượu được chuyển hóa nhanh thành acetaldehyde dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase. Sau đó, enzyme aldehyde dehydrogenase sẽ tiếp tục chuyển hóa acetaldehyde về dạng acid acetic không độc. Các gốc acetate sau đó kết hợp với Coenzyme A thành acetyl-CoA để đi vào chu trình krebs và chuyển hóa thành carbonic, nước, năng lượng ATP.
Uống rượu ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Khi lượng rượu trong cơ thể quá lớn sẽ vượt khả năng đào thải của gan. Khi đó, gan không kịp sản xuất enzyme aldehyde dehydrogenase để chuyển hóa acetaldehyde, dẫn đến tăng nồng độ acetaldehyde trong máu, gây nên các triệu chứng say rượu (buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi,…), bệnh dạ dày, thần kinh, đặc biệt là phá hủy tế bào gan,… Cụ thể như sau:
Tổn thương hệ thần kinh
Rượu khiến hệ thần kinh phải chịu áp lực, căng thẳng hơn mức độ cho phép. Không chỉ vậy, rượu còn làm tổn thương đến tế bào thần kinh, suy giảm chức năng nghiêm trọng.
Tổn thương dạ dày
Rượu không được loại bỏ khỏi cơ thể nhanh sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đau quặn bụng, ợ nóng, buồn nôn, chán ăn,… thậm chí xuất huyết dạ dày hay thủng dạ dày.
Tổn thương gan
Rượu phải chuyển hóa qua gan để đào thải ra ngoài. Nếu không giải rượu nhanh, thời gian rượu ở trong cơ thể sẽ lâu hơn, chất độc tích tụ, gây những tác động tiêu cực tới gan.
Uống rượu có thể làm tổn thương gan
>>> Xem thêm: Đái dầm khi say rượu làm sao để cải thiện?
Tại sao uống rượu lại khát nước?
Trong rượu có chất khi uống vào cơ thể sẽ gây ức chế hormone vasopressin. Loại hormone này có chức năng giúp thận tái hấp thu nước, ngăn cơ thể đi tiểu nhiều lần. Khi hormone vasopressin bị ức chế, nước sẽ không được hấp thu lại mà sẽ tích tụ nhanh ở bàng quang, khiến bạn đi tiểu nhiều lần và làm cơ thể mất nước. Đó chính là lý do uống rượu sẽ khát nước.
Bị say rượu không nên uống gì?
Khi bị say rượu, không nên sử dụng một số đồ uống sau:
- Cà phê: Cà phê chứa nhiều chất kích thích, khiến bạn sử dụng năng lượng còn lại trong cơ thể, tạo cảm giác mệt mỏi hơn. Không chỉ vậy, cà phê có tác dụng lợi tiểu, làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn bình thường.
- Thuốc: Nhiều người thường sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng đau đầu, khó chịu sau khi uống rượu. Tuy nhiên, đây là lựa chọn sai lầm, bởi paracetamol đem lại những độc tính không nhỏ trên gan. Khi sử dụng đồng thời cả paracetamol và rượu có thể làm tăng độc tính, khiến các tế bào gan nhanh chóng bị hủy hoại.
- Nước có ga: Làm tăng hấp thu của rượu khiến gan, thận phải làm việc nhiều hơn để thải rượu. Không chỉ vậy, tiêu thụ nước có ga còn khiến nồng độ rượu trong máu tăng cao hơn và gây tác hại không nhỏ đến những cơ quan khác trong cơ thể.
>>> Xem thêm: Không nên ăn gì khi uống rượu?
Bị say rượu nên uống gì?
Một số loại nước uống giúp giải rượu như sau:
- Nước dừa: Có nhiều kali, giúp bồi phụ lại lượng đã mất do sử dụng rượu.
- Nước ép cà rốt, gừng: Khi uống rượu sẽ sản sinh gốc tự do, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh, nhưng beta-carotene trong cà rốt sẽ giúp khắc phục điều này. Các hợp chất chống viêm của gừng cũng sẽ làm giảm bớt cảm giác buồn nôn khi say.
- Nước cam: Khi uống rượu, sự gia tăng các gốc tự do trong cơ thể khiến cho vitamin C cạn kiệt. Không chỉ chống lại sự tàn phá cơ thể của các gốc tự do, vitamin C còn thúc đẩy sản sinh nhiều collagen, giúp da hồng hào, khỏe mạnh
>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Rượu tồn tại trong cơ thể bao lâu?
Trước khi uống rượu nên làm gì để không say?
Trước khi uống rượu, bạn có thể ăn một số loại quả sau để hạn chế tình trạng say sỉn:
- Quả mọng: Các loại quả mọng giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, vitamin C, K và chất xơ,... giúp chống lại sự mất nước, giảm thiểu tác động của rượu lên cơ thể.
- Dưa hấu: Dưa hấu có tới 92% là nước, vì thế, nó sẽ giúp cơ thể giữ nước hiệu quả khi uống rượu. Bên cạnh đó, dưa hấu cũng giàu chất điện giải như kali, ngăn chặn tình trạng cạn kiệt chất này trong cơ thể khi say rượu.
- Quả bơ: Bơ giàu chất béo không bão hòa, tốt cho tim mạch. Khi đi vào cơ thể, các chất béo này sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn so với tinh bột hay protein. Do đó, nó làm chậm sự hấp thu rượu vào trong máu.
Bên cạnh hoa quả, trước khi uống rượu, bạn cũng có thể ăn bánh mì, bánh quy,… để tránh dạ dày rỗng.
Sau khi nôn say rượu nên ăn gì?
Người sau khi nôn say rượu nên ăn một số thực phẩm sau:
- Trứng giàu protein và các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, đây là món ăn lý tưởng giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác buồn nôn.
- Chuối giúp bổ sung đường, kali và chất xơ cho cơ thể, có lợi cho hệ tiêu hóa và giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn.
- Sau khi nôn, cơ thể sẽ bị mất nước và các chất điện giải. Một bát phở gà sẽ giúp lấy lại lượng chất đã mất.
- Các loại trái cây như: Cam, dưa hấu, bưởi,... chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giúp dạ dày có cảm giác dễ chịu hơn. Đồng thời, lượng lớn chất xơ từ trái cây cũng rất tốt cho đường tiêu hóa.