Không nên ăn gì khi uống rượu? Đây là thắc mắc của không ít người bởi có rất nhiều loại thực phẩm khi dùng chung với rượu sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên cũng như biết rượu ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể và cách khắc phục nhé!

Không nên ăn gì khi uống rượu?

Trả lời cho thắc mắc “không nên ăn gì khi uống rượu?”, chuyên gia cho biết: Khi uống rượu, một số món ăn có thể là “mồi nhắm” không thể thiếu nhưng nhiều người không biết rằng, đây chính là những yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Cụ thể như:

Đậu phộng rang

Những loại hạt nướng, chiên thường được các quý ông lựa chọn để lai rai trước khi vào món chính. Tuy nhiên, không nên vừa ăn các hạt này vừa uống rượu vì chúng chứa hàm lượng cholesterol cao, có thể gây mất khẩu vị khi dùng đến những món chính.

Đồ hun khói

Những món ăn hun khói như xúc xích, thịt nguội,… được nhiều người lựa chọn cho buổi nhậu vì hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, những thức ăn này chứa nhiều nitrosamine, khi kết hợp với rượu sẽ tạo thành chất độc gây hại cho gan, họng, làm tăng nguy cơ ung thư. 

Cà rốt

Không phải cứ ăn nhiều rau củ là tốt cho người uống rượu. Khi sử dụng nhiều cà rốt chung với bia, rượu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Caroten ở cà rốt kết hợp với rượu sẽ tạo ra độc tố cho gan. Ngoài ra, nếu bạn uống chung nước cà rốt và rượu thì tác hại còn kinh khủng hơn, có thể gây xơ gan.

Khoai tây chiên

Trong quá trình sử dụng bia, rượu, cơ thể sẽ tiết ra enzyme để hấp thu chất béo. Việc dùng khoai tây chiên sẽ làm đẩy nhanh quá trình hấp thu chất béo, không tốt cho sức khỏe.

Sầu riêng

Hàm lượng lưu huỳnh cao trong sầu riêng làm cản trở hoạt động phân giải chất độc của enzyme trong cơ thể xuống 70%. Do đó, không nên sử dụng sầu riêng và bia, rượu chung với nhau.

Sữa

Nhiều người khi uống rượu sẽ cảm thấy đói và có thói quen uống sữa. Tuy nhiên, sữa kết hợp với rượu sẽ gây ra những bệnh khá phiền toái như khó tiêu, ợ chua.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc người say rượu không phải ai cũng biết

Uống rượu ảnh hưởng như thế nào đến người mắc

Uống rượu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. Cụ thể như làm teo não, rối loạn hệ thần kinh, gây bệnh lý về tim mạch, tăng nguy cơ ung thư, tổn thương gan,…

Rối loạn hệ thần kinh

Chỉ cần 30 giây kể từ khi uống rượu, chất cồn đã tác động đến não bộ. Chúng làm tắc nghẽn con đường mà các hóa chất trong não dùng để truyền tin, khiến tâm trạng con người thay đổi, phản xạ chậm và mất thăng bằng. 

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Uống rượu, bia thường xuyên và trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp, nguy cơ gây bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,... Điều này được giải thích bởi khi uống rượu, bia nhiều sẽ làm giãn mạch da, co mạch nội tạng, khiến huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương đều tăng. Không chỉ vậy, uống nhiều rượu, bia còn làm tăng triglyceride, LDL-cholesterol, gây xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu, nhồi máu cơ tim.

Tổn thương gan

Gan là bộ phận dễ tổn thương nhất khi uống rượu, bia thường xuyên. Khi vào cơ thể, chỉ có khoảng 10% lượng cồn từ rượu, bia được đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và khí thở, 90% sẽ đến gan. Tuy nhiên, khả năng khử độc của gan có hạn, chỉ có thể lọc được khoảng 7g cồn trong 1 giờ (tức phải mất trung bình 85 phút mới lọc hết độc của 1 lon bia 330ml). Đặc biệt, những người gan bị suy yếu từ trước thì khả năng lọc chất độc sẽ giảm đi rất nhiều. 

uong-nhieu-ruou-co-the-gay-ton-thuong-gan.jpg

Uống nhiều rượu có thể gây tổn thương gan

>>> Xem thêm: Người say rượu nên ăn gì vào sáng hôm sau

Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng xấu từ rượu

Trước những ảnh hưởng không tốt của rượu, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm giúp giảm tác động có hại với thành phần chính là natri succinate. Sản phẩm không chỉ giúp nhanh chóng giảm cảm giác nôn nao mà còn hỗ trợ bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể:

- Giảm sự hấp thu của rượu vào máu: Acid citric.

- Tăng cường chuyển hóa và đào thải rượu ra khỏi cơ thể: Cao lá sắn dây, taurine.

- Tăng cường năng lượng, giảm triệu chứng mệt mỏi, nôn nao: Acid citric, natri succinate, taurine.

- Bảo vệ gan và các cơ quan khác trong cơ thể: Cao cà gai leo, vitamin B6, vitamin C, natri succinat.

cao-san-day-ca-gai-leo-natri-succinate-va-vitamin-c-bao-ve-gan-truoc-tac-dong-cua-ruou.png

Cao sắn dây, cà gai leo, natri succinate và vitamin C bảo vệ gan trước tác động của rượu

Như vậy, sản phẩm có thành phần chính natri succinate đáp ứng được đầy đủ các phương châm giải rượu, bảo vệ cơ thể khỏi tác dụng của rượu. Do đó, đem lại hiệu quả rất tốt cho người bị say, nôn nao, khó chịu. Đặc biệt, sản phẩm còn giúp tăng ngưỡng say và ngưỡng xuất hiện các triệu chứng khó chịu do rượu ở người uống lên đáng kể. 

Thắc mắc: “Không nên ăn gì khi uống rượu?” đã được giải đáp. Bên cạnh việc uống rượu đúng cách, đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là natri succinate để bảo vệ gan và hạn chế ảnh hưởng của đồ uống này đến cơ thể, bạn nhé!