Cùng nhau đi nhậu sau 1 tuần làm việc vất vả dường như là thói quen của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Vậy cần lưu ý gì khi đi uống rượu để hạn chế những tác hại từ các loại đồ uống có cồn với cơ thể. Nếu bạn thường xuyên sử dụng bia, rượu, đừng bỏ lỡ những điều cần lưu ý trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tác hại của rượu với cơ thể

Khi đi vào cơ thể, rượu nhanh chóng được hấp thu vào máu và di chuyển đến khắp các cơ quan. Bình thường, với một lượng rượu vừa đủ, gan có thể chuyển hóa hết chúng thành sản phẩm không còn độc tính và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu lượng rượu đi vào cơ thể quá nhiều, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như:

- Nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư miệng.

- Viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày.

- Buồn nôn, nôn, mất kiểm soát về hành vi và suy nghĩ.

say-ruou-khien-nguoi-uong-mat-kiem-soat-hanh-vi-suy-nghi.jpg

Say rượu khiến người uống mất kiểm soát hành vi, suy nghĩ

- Mất nước và các chất điện giải do rượu có tác dụng lợi tiểu.

- Viêm gan, gan nhiễm mỡ, lâu ngày gây xơ gan hoặc tiến triển thành ung thư gan.

Thậm chí, trong nhiều trường hợp, khi uống rượu với một lượng quá lớn có thể gây ngộ độc, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, nguy cơ tai nạn giao thông cũng gia tăng khi người điều khiển phương tiện sử dụng rượu.

Những điều cần lưu ý khi đi uống rượu

Để tránh những tác động tiêu cực của đồ uống có cồn tới cơ thể, khi đi uống rượu, bạn cần lưu ý những điều sau:

Trường hợp không nên uống rượu

- Những người mắc các bệnh về gan cần hạn chế uống bia, rượu vì nguy cơ xơ gan, ung thư gan sẽ tăng cao. 

- Không nên uống rượu khi đói.

- Người đang điều trị bệnh có sử dụng aspirin tuyệt đối không sử dụng rượu vì sẽ gây xuất huyết dạ dày, nồng độ cồn trong máu cũng tăng lên nhanh chóng.

Trong khi uống rượu

- Uống chậm rãi, từ từ, không nên uống quá nhanh để tránh niêm mạc miệng và dạ dày bị kích ứng mạnh và tạo thời gian đủ cho gan để chuyển hóa rượu về dạng không độc. 

- Không nên ăn bánh kẹo ngọt, thức ăn cay nóng hay hút thuốc lá khi uống rượu để tránh tổn thương dạ dày.

- Tuyệt đối không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác vì rất dễ gây ngộ độc rượu với biểu hiện như: Buồn nôn, chóng mặt,... thậm chí tử vong do nồng độ cồn trong máu quá cao.

khong-nen-pha-ruou-voi-cac-chat-kich-thich-khac-vi-rat-de-gay-ngo-doc.jpg

Không nên pha rượu với các chất kích thích khác vì rất dễ gây ngộ độc

- Trong khi uống, nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein để làm chậm sự hấp thu rượu vào máu.

- Mỗi người trong một ngày chỉ nên uống một lon bia 330ml hoặc 100ml rượu vang hay 30ml rượu whisky. Tốt nhất chỉ nên uống khoảng 30ml rượu trước khi đi ngủ.

- Không nên sử dụng đồng thời cả rượu và cà phê. Rượu ức chế hệ thần kinh, làm hạ huyết áp. Trong khi đó, hoạt chất cafein trong cà phê lại có tác dụng kích thích gây tăng huyết áp và nhịp tim. Tác dụng đối lập của hai chất khi không được trung hòa có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

- Nên ăn nhiều rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu. 

Sau khi uống rượu

- Sau khi say có thể uống trà đặc để giảm bớt cảm giác nôn nao, khó chịu. 

- Nên uống nhiều nước sau khi nhậu vì rượu hoạt động như một chất lợi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

Rượu mang lại nhiều tác động tiêu cực tới cơ thể nhưng nếu nắm được những điều lưu ý kể trên thì có thể hạn chế được. Rượu là loại thức uống từ lâu đời, mặc dù có nhiều tác động bất lợi tới cơ thể, nhưng nếu sử dụng đúng cách, hợp lý, đây lại là loại đồ uống giúp bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn và làm da dẻ trở nên hồng hào hơn. Ví dụ như rượu vang có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư,... đồng thời cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cùng các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Do đó, để tăng cường sức khỏe của mình, hãy ghi nhớ những lưu ý khi đi uống rượu kể trên.