Lý do khiến bạn buồn nôn khi say rượu

Buồn nôn là cảm giác hầu như ai cũng gặp phải khi uống rượu. Thế nhưng, tại sao say rượu lại buồn nôn? Khi vào cơ thể, rượu sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde. Acetaldehyde được xem là một chất gây độc cơ thể. Gan sẽ tiết ra một loại enzyme là ALDH2 để chuyển hóa acetaldehyde thành acetate. Sau đó, acetate chuyển hóa thành nước cùng với carbon dioxide và thải ra ngoài cơ thể.

Trong trường hợp chúng ta uống quá đà, gan không kịp sản xuất ALDH2 để chuyển hóa acetaldehyde. Lượng chất độc dư này sẽ được cơ thể nhận diện và phản ứng lại bằng cách nôn ra ngoài. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa gây nên chứng say rượu buồn nôn.

>>>XEM THÊM: 10 câu hỏi thường gặp về vấn đề uống rượu, say rượu, giải rượu

8 cách chữa say rượu buồn nôn hiệu quả

Nôn khi say rượu là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục được triệu chứng này. Vậy say rượu uống gì cho đỡ mệt? Dưới đây là 8 cách chữa buồn nôn hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Cách làm trà gừng giải rượu

Ngoài được biết đến như một loại gia vị trong nấu ăn hằng này, gừng còn xem như vị thuốc đa công dụng. Từ lâu, gừng được ứng dụng nhiều trong hỗ trợ chữa cảm mạo, ho, đầy bụng, khó tiêu, nôn,… Đặc biệt, gừng được xem là nguyên liệu giã rượu khá hiệu quả.

Gung-duoc-coi-nhu-mot-nguyen-lieu-hieu-qua-trong-viec-gia-ruou-tri-buon-non.webp

Gừng được coi như một nguyên liệu hiệu quả trong việc giã rượu, trị buồn nôn

Gừng có thể được làm theo nhiều cách để giã rượu. Trong số đó, cách đơn giản nhất là làm trà gừng giải rượu. Để giải rượu bằng trà gừng, bạn có thể tiến hành như sau: Cắt lát mỏng khoảng 60 gram gừng, sau đó sắc hoặc hãm gừng vừa cắt với nước nóng, có thể cho thêm mật ong nếu muốn.

Cách chữa say rượu buồn nôn bằng quất và mật ong

Bên cạnh gừng, mật ong cũng là nguyên liệu giã rượu, chống buồn nôn hiệu quả. Mật ong giải rượu hiệu quả vì có nhiều dưỡng chất quý, chất chống oxy hóa, vitamin… Đồng thời, mật ong còn cung cấp natri và kali, đẩy nhanh quá trình giải phóng cồn.

Để thực hiện cách chữa say rượu buồn nôn bằng quất và mật ong, bạn tiến hành như sau:

  • Vắt lấy nước cốt 1 quả quất, hòa cùng với 200ml nước ấm.
  • Cho thêm khoảng 2 muỗng mật ong, khuấy đều.

Nước quất mật ong là một trong những cách chống buồn nôn đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra, quất mật ong còn làm giảm các chứng đau đầu, chóng mặt do say rượu.

Uống nhiều nước lọc

Khi dùng rượu, bia hoặc các thức uống có cồn khác, cơ thể chúng ta sẽ mất rất nhiều nước. Do đó, việc uống bù lượng nước đã mất là điều cần thiết. Không chỉ thế, uống nhiều nước lọc còn giúp làm loãng độ cồn trong máu. Uống nhiều nước khi cảm thấy hơi chếnh choáng sẽ giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn.

Thêm vào đó, bạn có thể uống nước từng ngụm nhỏ nếu vừa nôn trước đó. Nước giúp hệ tiêu hóa ổn định, giảm kích thích dạ dày khi nôn.

Uong-nhieu-nuoc-sau-khi-uong-ruou-se-giup-ban-giam-cam-giac-buon-non.webp

Uống nhiều nước sau khi uống rượu sẽ giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn

Uống chanh muối giúp giải rượu giảm buồn nôn

Một mẹo vặt chữa say rượu khác là uống chanh muối. Trong chanh muối có nhiều vitamin, giúp giảm kích thích dạ dày do cồn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, chanh muối có tính kiềm, điều này sẽ làm trung hòa lượng acid trong dạ dày.

Uống chanh muối khi say giúp đẩy nhanh quá trình đào thải cồn và độc tố. Từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn do quá chén. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Khuấy tan 1 thìa đường, ¼ thìa muối với 250ml nước ấm.
  • Vắt lấy nước 1 quả chanh tươi, hòa cùng với nước vừa pha.

Với cách chữa say rượu buồn nôn bằng chanh muối, bạn nên uống với nước ấm và uống ngay khi vừa pha để tránh biến đổi vị. Không nên uống chanh muối khi bị đói hoặc cảm giác dạ dày bị kích thích quá mức.

Cách chữa say rượu buồn nôn bằng gừng tươi và chanh

Bên cạnh kết hợp với mật ong, gừng kết hợp cùng chanh cũng là một cách giảm nôn ói hiệu quả. Chanh cung cấp một lượng lớn acid citric – Chất giúp hạn chế sự hấp thụ cồn bằng phản ứng este hóa.

Cách làm như sau:

  • Vắt lấy nước 2 quả chanh tươi hòa cùng với 200ml nước nóng.
  • Đập dập khoảng 60 gram gừng, thả vào cùng với nước chanh nóng.

Su-ket-hop-giua-gung-va-chanh-giup-ban-nhanh-chong-dao-thai-chat-doc-ngan-chan-buon-non.webp

Sự kết hợp giữa gừng và chanh giúp bạn nhanh chóng đào thải chất độc, ngăn chặn buồn nôn

Sử dụng các loại thảo mộc

Bên cạnh các nguyên liệu quen thuộc như gừng, chanh, mật ong, còn một số thảo mộc giúp giảm chứng buồn nôn khi say hiệu quả khác như:

Trà xanh - Một lựa chọn dễ tìm 

Trà xanh cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là acid tannic -  Một chất được nghiên cứu có khả năng khử cồn trong rượu. Trà xanh khi kết hợp với một số loại thảo mộc khác như hương thảo hay hoa oải hương còn giúp dạ dày giảm kích thích. Khi cảm thấy buồn nôn, bạn có thể pha một ly trà xanh với nước ấm để giúp giảm cảm giác nôn nao.

Say-ruou-non-uong-gi-Tra-xanh-la-mot-lua-chon-de-tim-cho-ban.webp

Say rượu nôn uống gì? Trà xanh là một lựa chọn dễ tìm cho bạn  

Dùng bột sắn dây để giải rượu, chống buồn nôn

Theo y học cổ truyền, sắn dây có tính mát, vị ngọt, giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Sắn dây còn có khả năng trung hòa acid dạ dày, giảm kích thích và rối loạn tiêu hóa. Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra được tác dụng giải rượu của bột sắn dây.

Dùng bột sắn dây cũng là một mẹo chữa say rượu hiệu quả. Bột sắn dây có nhiều cách pha chế để giải rượu, chống buồn nôn. Bạn có thể pha bột sắn dây vào 200ml nước và một ít muối. Hoặc bạn có thể pha bột sắn dây cùng 1 quả chanh tươi và đường.

Uống nước cà gai leo

Cà gai leo được chứng minh có chứa alkaloids, flavonoids. Đây là hai hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa và ngăn cản sự hình thành các gốc tự do. Bên cạnh đó, cà gai leo cũng là một thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giã rượu, giảm hiện tượng ngộ độc rượu, chống buồn nôn.

Bạn có thể nấu 100 gram cà gai leo với 400ml nước, sắc còn 150ml. Uống cà gai leo trước khi dùng thức uống có cồn sẽ giúp bạn giảm say, tăng tửu lượng.

Ăn các loại trái cây nhiều nước

Ăn nhiều trái cây chứa nhiều nước như bưởi, cam, dưa hấu,… cũng là một cách giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả. Hoa quả sẽ bù lại lượng nước đã mất trong quá trình uống rượu và cung cấp một lượng lớn vitamin, chất khoáng. Điều này giúp làm dịu hệ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thức ăn vừa nạp vào cơ thể.

Trai-cay-khong-chi-cung-cap-vitamin-ma-con-ho-tro-tieu-hoa-tot.webp

Trái cây không chỉ cung cấp vitamin mà còn hỗ trợ tiêu hóa tốt

Ăn thêm sữa chua

Một nguyên nhân khác gây nên chứng buồn nôn khi say là hệ tiêu hóa bị quá tải. Thức ăn trong cơ thể không được phân giải cũng gây nên buồn nôn khó chịu. Vì thế, việc tăng cường lợi khuẩn trước khi uống rượu sẽ giúp bạn giảm buồn nôn đáng kể.

Vậy khi say rượu buồn nôn nên ăn gì để tăng lợi khuẩn? Một trong những cách gia tăng lợi khuẩn hiệu quả nhất là ăn sữa chua. Trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn lactobacillus có lợi cho đường tiêu hóa. Vi khuẩn lactobacillus giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, làm giảm cảm giác khó chịu, đầy hơi.

Một số cách tránh buồn nôn do rượu

Bên cạnh tìm cách chữa say rượu buồn nôn, chúng ta còn có thể phòng tránh tình trạng không mong muốn này. Bạn có thể lưu ý một số cách trước, trong và sau khi uống rượu sau đây:

Điều cần làm trước khi uống rượu

Trước khi “chè chèn”, hãy đảm bảo rằng bụng bạn không rỗng. Ăn nhẹ trước khi uống hết sức quan trọng. Ăn nhẹ giúp dạ dày giảm tác động bởi rượu, đồng thời làm hệ tiêu hóa khởi động trước khi bắt đầu một “bữa tiệc” lớn. Sử dụng thêm các sản phẩm giải rượu trước khi uống sẽ giúp hạn chế tăng men gan và bảo vệ gan.

Hiện nay, sản phẩm giải rượu được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như cà gai leo, lá sắn dây, natri succinat hexahydrat và một số loại vitamin khác đang được nhiều người lựa chọn và chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm này hiệu quả trong việc hỗ trợ giải độc và bảo vệ gan, ngăn ngừa triệu chứng nôn và buồn nôn do rượu bia. Đặc biệt, nghiên cứu đăng tải trên tạp chí J Physiol Pharmacol năm 2014 của các trường đại học Sungkyunkwan, Kyungsung, Chung-Ang… đã kết luận “Dẫn xuất của natri succinat có thể được sử dụng như một phương thuốc để cải thiện tình trạng rối loạn chức năng gan do rượu ở mô hình động vật bị tăng lipid máu do rượu”. 

Trong khi uống rượu nên làm gì?

Khi uống rượu, bạn hãy uống thật chậm rãi, tránh uống quá nhiều rượu cùng một lúc. Nếu có thể, hãy cố gắng uống bù nước khi đang dùng rượu. Cách này không chỉ giúp bạn “trụ” lại lâu hơn trong bữa tiệc mà còn làm giảm cảm giác khó chịu sau bữa tiệc.

Luon-nho-uong-du-nuoc-trong-nhung-buoi-tiec-tung-de-giam-say-ruou.webp

Luôn nhớ uống đủ nước trong những buổi tiệc tùng để giảm say rượu

Sau khi uống rượu nên ăn gì?

Sau khi uống rượu, bạn nên ăn các món ăn nhẹ như súp, cháo loãng. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn không bị quá tải trong trường hợp đã nôn nhiều lần. Bạn nên nhớ tuyệt đối tránh các loại thức ăn nặng, nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên rán hoặc cay nóng.

>>>XEM THÊM: Người say rượu nên ăn gì vào sáng hôm sau? TÌM HIỂU NGAY!

Vừa rồi là toàn bộ thông tin và những chia sẻ cách chữa say rượu buồn nôn mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về các sản phẩm hỗ trợ điều trị buồn nôn khi say, đừng quên để lại thông tin, chúng tôi tư vấn sớm nhất cho bạn!

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/throwing-up-after-drinking#why-youre-vomiting

https://www.medicalnewstoday.com/articles/157163#causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321103#best-ways-to-avoid-intoxicatio