Say rượu là hiện tượng phổ biến hàng ngày, gây ra những khó chịu không nhỏ cho người uống. Khi bị say rượu không nên uống gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Vậy rượu tác động đến cơ thể như thế nào? Khi say rượu thì không nên uống gì? Để có câu trả lời chính xác cho các vấn đề này, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây!

Rượu tác động đến cơ thể như thế nào?

Rượu tác động rất mạnh đến cơ thể ngay từ ngụm đầu tiên. Nếu như bạn chỉ uống một chén mỗi bữa cơm thì những tác động của rượu lên cơ thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, vấn đề sẽ xuất hiện khi số ly rượu tăng lên và gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

uong-nhieu-ruou-gay-ra-nhung-tac-dong-khong-nho-den-suc-khoe-cua-ban.jpg

Uống nhiều rượu gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe của bạn

Khi đi vào cơ thể, rượu sẽ được hấp thu nhanh qua ruột và đạt nồng độ cao trong máu. Một lượng rượu lớn có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Cụ thể:

Trên tụy 

Rượu kích thích tụy sản sinh các enzyme tiêu hóa một cách bất thường, gây ra hiện tượng viêm tụy. Không chỉ vậy, sự hoạt động bất thường của tụy còn gây rối loạn tiết insulin. Sự tăng cao của insulin sẽ làm cho đường huyết giảm nhanh chóng. Mặt khác, khi insulin bị ức chế sản sinh có thể gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Do vậy, những bệnh nhân tiểu đường và có tiền sử bị hạ đường huyết thì không nên sử dụng rượu.

Trên gan

Gan là cơ quan có tác dụng loại bỏ rượu ra khỏi cơ thể. Lượng rượu lớn khi đi vào cơ thể sẽ khiến gan bị quá tải và phải hoạt động liên tục. Bên cạnh đó, rượu cũng tác động làm phá hủy các enzyme chống oxy hóa của gan. Từ đó, các tế bào gan dễ bị oxy hóa và tổn thương, gây ra hàng loạt bệnh lý như: Viêm gan, suy gan,...

Trên thần kinh trung ương

Khi nồng độ rượu trong máu cao, chúng sẽ di chuyển vào não và tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh. Lúc này, người uống sẽ có những dấu hiệu như nói chậm, nói không rõ ràng,... Rượu có thể gây ra những tổn hại trên hệ thống thần kinh khiến cho người uống xuất hiện cảm giác tê ngứa ở tay và chân.

Hệ tiêu hóa

Rượu gây ra những tổn thương trên các mô của đường tiêu hóa và ngăn chặn ruột hấp thu chất dinh dưỡng cũng như vitamin. Không chỉ vậy, uống rượu nhiều còn khiến cho bạn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.

Trên tuần hoàn

Tim và hệ tuần hoàn là những cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều khi say rượu. Nếu tình trạng say rượu diễn ra thường xuyên có thể thúc đẩy nguy cơ bệnh tim mạch.

Trên hệ sinh dục

Với đàn ông, uống quá nhiều có thể gây ra hiện tượng rối loạn cương dương, ngăn chặn sản xuất hormone sinh dục nam testosterone và giảm ham muốn tình dục. Phụ nữ uống nhiều rượu cũng gây rối loạn kinh nguyệt và tăng cao nguy cơ bị vô sinh. Phụ nữ mang thai khi uống rượu có thể tăng nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu.

Trên xương và cơ bắp

Uống rượu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giòn xương, xương mỏng, tăng nguy cơ ngã và gãy xương. Bên cạnh đó, uống rượu cũng gây yếu cơ, chuột rút và teo cơ.

Trên hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu khi sử dụng rượu. Do đó, những người nghiện rượu lâu năm thường dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường.

Uống nhiều rượu gây những tác động tiêu cực đến cơ thể. Vì vậy, bạn nên ngưng sử dụng rượu. Tuy nhiên, một dịp nào đó khiến bạn uống quá nhiều rượu là không tránh khỏi. Bạn cần có những biện pháp để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Lưu ý, khi bị say rượu, có một số đồ uống và thuốc bạn tuyệt đối không nên dùng.

Người bị say rượu không nên uống gì?

Khi say rượu, những đồ uống như: Nước gừng tươi, nước ép hoa quả,... đều đem lại hiệu quả giải rượu khá tốt. Bên cạnh đó, vấn đề khi bị say rượu không nên uống gì cũng được nhiều người quan tâm. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi xin gợi ý một số đồ bạn không nên uống khi bị say rượu như:

Cà phê

Nhiều người cho rằng, cà phê giúp não bộ nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo. Nhưng thực tế không phải vậy. Cà phê chứa nhiều chất kích thích, khiến bạn nhanh chóng sử dụng năng lượng ít ỏi còn lại trong cơ thể, tạo cảm giác mệt mỏi hơn. Không chỉ vậy, cà phê có tác dụng lợi tiểu giống như rượu và khiến bạn nhanh mất nước hơn bình thường.

khong-nen-uong-ca-phe-khi-say-ruou.jpg

Không nên uống cà phê khi say rượu

Thuốc 

Nếu say rượu khiến bạn cảm thấy đau đầu, khó chịu thì uống thuốc giảm đau như aspirin hay ibuprofen có thể sẽ là giải pháp. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng paracetamol để giảm đau. Paracetamol đem lại những độc tính không nhỏ trên gan. Do đó, khi sử dụng đồng thời cả paracetamol và rượu có thể làm tăng độc tính, khiến các tế bào gan nhanh chóng bị hủy hoại. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng các thuốc như metronidazol để tránh gây ra phản ứng kiểu disulfiram với triệu chứng: Khó thở, buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, khát, đau ngực, hạ huyết áp, ngất thế đứng, yếu ớt, chóng mặt, nhìn mờ và lú lẫn. 

Nước có ga

Tuyệt đối không nên dùng nước có ga khi say rượu. Loại nước này sẽ làm tăng hấp thu của rượu khiến gan, thận phải làm việc nhiều hơn để thải rượu. Không chỉ vậy, nồng độ rượu trong máu cũng tăng cao hơn và gây tác hại không nhỏ đến những cơ quan khác trong cơ thể.

Nhanh chóng thoát khỏi say rượu với thảo dược

Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để lấy lại tỉnh táo sau khi say rượu. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, giới chuyên gia nhận thấy hiệu quả tác động của các loại thảo dược thiên nhiên vẫn còn nguyên những giá trị của nó. Sau nhiều năm miệt mài tìm tòi và nghiên cứu, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm giải rượu sản phẩm giải rượu thảo dược. Sản phẩm xuất hiện trên thị trường với hàng loạt ưu điểm nổi trội như:

- Dạng bột hòa tan, vị chua, dễ uống, hấp thu nhanh.

- Có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, kết hợp với các vi chất cần thiết nên an toàn và lành tính.

- Giải rượu nhanh, bảo vệ tế bào gan trước tác động tiêu cực do rượu gây ra.

Hiệu quả của sản phẩm giải rượu thảo dược có được là do sự kết hợp của các thành phần có trong công thức. Cụ thể:

Cao lá sắn dây: Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng chức năng gan. Dân gian thường sử dụng bột sắn dây trong các bài thuốc giúp giải rượu, chữa ngộ độc rượu. Hoạt chất daidzein trong sắn dây làm giảm hàm lượng rượu trong máu và rút ngắn thời gian ngủ do rượu gây nên. Bên cạnh đó, flavon toàn phần của sắn dây có tác dụng hạ huyết áp do làm giãn mạch ngoại biên, giảm trở lực tuần hoàn não, tăng lưu thông máu. Tác dụng có lợi của hoạt chất puerarin trong sắn dây trên các mục đích y học khác nhau là do phổ rộng tính chất dược lý của nó như: Giãn mạch, bảo vệ tim mạch, thần kinh, chống oxy hóa, kháng viêm, giảm cảm giác thèm rượu. 

Taurine: Taurine được báo cáo là có tác dụng giảm bớt cảm giác thèm rượu sau khi cai nghiện. Đây là chất đã được chứng minh có tác dụng tăng đào thải ethanol. Cụ thể, theo nghiên cứu này, ở chuột được bổ sung taurine, tỷ lệ đào thải ethanol (EER) tăng đáng kể và rõ rệt ở gan sau khi tăng 2g/kg liều ethanol. Ngược lại, nồng độ rượu giảm đáng kể đã được quan sát thấy ở cả huyết tương và gan chuột.

Natri succinate: Succinate là thành phần thiết yếu của chu trình krebs hay axit citric. Vì vậy, việc bổ sung succinate giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, từ đó giảm tình trạng mệt mỏi do rượu gây ra. Ngoài ra, axit succinic cũng giúp củng cố hệ thống miễn dịch, có tác dụng tương tự như chất trung gian hóa học giúp tăng cường hoạt hóa các tế bào sao ở gan, ngăn chặn gan bị tổn thương thêm.

Cao cà gai leo: Theo y học cổ truyền, cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm, giúp tiêu độc. Dân gian sử dụng để giải rượu, chữa ngộ độc rượu. Các hoạt chất alkaloids, flavonoids trong cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa, phân hủy gốc tự do, bảo vệ tế bào (đặc biệt là tế bào gan) tránh khỏi tổn thương do tác hại của rượu, bia. Ngoài ra, cà gai leo còn giúp chống viêm gan, giảm men gan, tăng chức năng gan và ức chế sự phát triển xơ gan. 

Vitamin B6: Tham gia vào quá trình chuyển hóa các acid amin trong cơ thể, bao gồm tổng hợp taurine trong mật, giúp an thần và hợp chất serotonin có tác dụng làm giảm cảm giác hồi hộp, lo sợ. Không chỉ vậy, vitamin B6 còn tham gia quá trình loại CO2 của acid amin và liên quan đến cân bằng năng lượng trong cơ thể. Hơn nữa, vitamin B6 là chất chống oxy hóa mạnh, cạnh tranh với carotenoids hoặc tocopherols giúp làm dịu các loại oxy phản ứng. Do đó, đây là chất đem lại hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng khi say rượu.

Acid citric: Khi sử dụng rượu, lượng đường huyết suy giảm gây ra tình trạng mệt mỏi do các tế bào não không có năng lượng hoạt động. Lúc này, sự có mặt của acid citric trực tiếp khởi động chu trình krebs mà không cần các giai đoạn trước đó. Điều này giúp cung cấp năng lượng kịp thời cho các tế bào não hoạt động và giảm nhanh triệu chứng mệt mỏi cũng như nôn nao, bồn chồn sau khi uống rượu.

Vitamin C: Với khả năng giảm đáng kể tổn thương gan do sử dụng rượu bằng cách giảm peroxy hóa, vitamin C bảo vệ chống lại tổn thương và rối loạn chức năng gan. Bên cạnh đó, vitamin C chống oxy hóa bằng cách trung hòa gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Vitamin C còn tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng cường sức đề kháng khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc. 

Bằng sự kết hợp của những thành phần trên, sản phẩm giải rượu thảo dược sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục, tỉnh táo sau khi uống rượu say, giảm nhanh triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, bảo vệ tế bào gan cũng như các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Hãy sử dụng sản phẩm giải rượu thảo dược ngay để nhanh chóng thoát khỏi cơn say rượu, bạn nhé!

Hạ Vy