Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu, bia hàng đầu trên thế giới. Nhưng ít ai quan tâm đến chỉ số nồng độ cồn trong máu. Vậy chỉ số này có ý nghĩa ra sao? Điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ cồn trong máu gia tăng? Các mức độ say rượu thường gặp được phân chia như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi!
Nồng độ cồn trong máu là gì?
Nồng độ cồn trong máu (Blood Alcohol Concentration – viết tắt là BAC) là chỉ số đo lường được sử dụng để định lượng rượu trong máu của người uống. Một người bình thường có thể chuyển hóa và dung nạp hết 1 đơn vị cồn sau 1 giờ. Trong đó, 1 đơn vị cồn tương đương với 17 gam rượu nguyên chất. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu khi uống của mỗi người không giống nhau, chỉ số BAC sẽ thay đổi phụ thuộc các yếu tố như:
- Lượng rượu bạn đã uống.
- Thời gian rượu, bia đã được tiêu thụ.
- Trọng lượng cơ thể.
- Giới tính.
- Sử dụng thuốc.
- Chức năng gan.
Điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ rượu gia tăng trong cơ thể?
Khi nồng độ rượu trong cơ thể gia tăng, người uống sẽ phải đối mặt với những tình trạng sau:
- Chậm chạp trong việc tiếp nhận và phản xạ thông tin.
- Trí nhớ suy giảm, lơ mơ, đầu óc mụ mị, không có khả năng ghi nhớ mọi thứ rõ ràng.
- Buồn nôn, nôn.
- Khả năng vận động giảm: Mất cân bằng, đi lại khó khăn, cầm nắm không theo ý muốn.
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Thay đổi nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.
Nồng độ cồn trong máu gia tăng khiến người uống mất cân bằng, đi lại khó khăn
Những vấn đề trên có thể gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm nếu người say tham gia giao thông. Do đó, tại Việt Nam, ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu hay hơi thở là vi phạm, bất cứ mức độ là bao nhiêu.
Các mức độ say rượu tính theo nồng độ cồn trong máu
Kể cả trong trường hợp bạn không điều khiển các phương tiện giao thông, không hề bị phạt thì rượu vẫn gây nhiều tác hại cho cơ thể. Mức độ gây hại của rượu lên cơ thể phụ thuộc vào lượng rượu mà bạn đã uống. Do đó, người ta chia mức độ say rượu theo nồng độ cồn trong máu như sau:
Mức 1: 0,02%
Đây là mức độ gây hại thấp nhất đo được. Lúc này, rượu làm cho bạn thoải mái, thư giãn, ấm áp hơn nhưng khả năng phán đoán bắt đầu suy giảm.
Mức 2: 0,05%
Hành vi có sự cường điệu hơn bình thường như: Nói to, cử chỉ nhiều hơn. Lúc này, mắt của bạn có thể sẽ mờ đi, khả năng phán đoán cũng như phối hợp các cơ quan bị suy giảm.
Mức 3: 0,08%
Sự phối hợp giữa các cơ quan càng kém hơn, khả năng phản ứng chậm chạp, thậm chí thính giác cũng trở nên yếu đi nhiều. Ở mức độ này, tình trạng mất trí nhớ tạm thời sẽ xuất hiện.
Mức 4: 0,1%
Tại mức BAC này, khả năng phản ứng cũng như kiểm soát cơ thể sẽ giảm, nói năng chậm chạp, suy nghĩ và tư duy cũng chậm lại, phối hợp tay và chân kém.
Phối hợp tay chân kém khi nồng độ cồn trong máu đạt mức 0,1%
Mức 5: 0,15%
BAC lúc này đã được đánh giá là rất cao. Khả năng giữ thăng bằng hay điều khiển cơ bắp giảm khiến người uống rượu đi bộ hay nói chuyện cũng khó khăn. Người say ở giai đoạn này thường đi đứng loạng choạng, dễ ngã và triệu chứng nôn bắt đầu xuất hiện.
Mức 6: 0,2 - 0,29%
Phần lớn các trường hợp này sẽ cảm thấy bối rối, choáng váng và không biết mình là ai, đang ở đâu, phải làm gì. Lúc này, nếu có ngã hay va đập vào đâu, cảm giác đau cũng không xuất hiện. Các phản xạ tự nhiên của cơ thể sẽ dần mất đi nên nếu như bị nôn, người bệnh rất dễ nghẹt thở hay bị hít dịch nôn vào phổi.
Mức 7: 0,3 - 0,9%
Với mức BAC cao như thế này, tình trạng tăng nhịp tim cũng rất nghiêm trọng, hô hấp không đều, cơ bàng quang mất kiểm soát. Lúc này, người say có thể bị bất tỉnh và đối mặt với nguy cơ tử vong.
Mức 8: 0,4% trở lên
Nồng độ cồn trong máu tăng cao khiến bạn hôn mê và có thể tử vong do ngừng thở hoặc ngừng tim đột ngột.
Chỉ số BAC cao có thể gây ngừng thở hoặc ngừng tim đột ngột
Với những tác hại tiêu cực mà rượu mang lại, hạn chế uống rượu là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn nên có cho mình những biện pháp hữu ích để giảm nhanh nồng độ cồn trong máu. Nếu còn bất kỳ điều gì thăc mắc bạn đọc hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé.